Bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa có thể nói là 1 bộ tượng tâm linh mang bản sắc văn hóa rất riêng của người Việt. Bộ tượng này thể hiện nhiều điều. Cầu mong ổn định, bình an, tài lộc thăng tiến. Nó cũng thể hiện tư duy đa nguyên âm dương mang màu sắc phồn thực của người Việt.
Mục lục
Thần Tài, Thổ Địa là ai?
Thần Tài
Thần Tài là vị Thần có nguồn gốc ngoại lai. Cùng với sự giao lưu văn hóa, đến nay gần như Thần Tài đã trở thành 1 vị tài thần (thần chủ trì việc tài sản, tiền bạc) của người Việt.
Có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của Thần Tài. Trong đó, truyền thuyết được nhắc đến nhiều nhất kể về vị quan coi ngân khố trên trời tên là Triệu Công Minh. Một lần rượu say, ông này ngã xuống trần gian, đập đầu vào đá mà quên hết mọi thứ. Chủ tiệm đồ ăn nọ thấy Triệu Công Minh hình dong cổ quái, hành tung bất định thương tình mới mời về nhà dọn cơm cho ăn. Lạ thay, từ khi Công Minh vào ăn thì thực khách kéo tới nườm nượp. Quán ăn đang vắng khách bỗng trở nên phát đạt.

Các cửa tiệm khác thấy vậy cũng thi nhau mời Triệu Công Minh về nhà. Triệu Công Minh đến nhà nào thì nhà ấy đều phát đạt cả. Mọi người đều gọi ông là Thần Tài.
Một lần có người tặng Thần Tài 1 bộ quần áo, mũ mão mới. Thần Tài mặc vào liền nhớ ra nguồn gốc của mình. Ông chào từ biệt mọi người mà bay về trời.
Từ ấy, người ta lấy ngày 10 tháng giêng đầu năm làm ngày vía Thần Tài. Họ cũng bày biện lễ lạt thường là thịt vịt, cá lóc nướng, heo quay… làm đồ cúng Thần Tài. Người ta đều tin rằng Thần Tái phù hộ cho mình được bình an, kinh doanh thuận lợi.
Thổ Địa
Nếu như Thần Tài là vị Thần xuất thân từ Trung Hoa thì Thổ Địa lại là vị Thần chung của nhiều dân tộc châu Á.
Người châu Á nông nghiệp rất coi trọng đất đai. Có đất đai thì mới có nơi để cấy cày, trồng trọt. “An cư, lạc nghiệp” từ lâu đã trở thành 1 phương châm sống của nhiều người dân châu Á.
Người châu Á, trong đó có người Việt quan niệm mỗi 1 con sông, 1 mảnh đất đều có 1 vị thần cai quản. “Đất có thổ công, sông có Hà Bá”. Vì thế, Thổ Địa hay Thổ Công được coi là vị Thần cai quản việc đất đai. Bảo đảm cho sự an bình và phát triển của con người.
Với tư duy đa nguyên của mình, người Việt còn cho rằng đất đai là mẹ của vạn vật. Vị Thần cai quản đất đai cũng là vị Thần bảo hộ cho sự tài nguyên, thịnh vượng. Đó là lý do vì sao người Việt thường dùng cả 1 cặp tượng Thần Tài – Thổ Địa như là đại diện của ước mơ tài lộc.

Cũng với tư duy đa nguyên, âm dương mang hơi hướm phồn thực mà người Việt còn sáng tạo nên cả 1 vị thần bà (táo bà) bên cạnh Thần Tài, Thổ Địa.
Vị Táo bà đó là Thổ Kỳ cai quản việc bếp núc, chợ búa, sản vật…
Đâu là Thổ Công, Thần Tài, Thổ Kỳ trong bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa?
Thổ Công, Thổ Kỳ, Thần Tài cai quản việc đất đai, nhà cửa, sản nghiệp… có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần, vật chất của người Việt. Vì thế, người ta tín ngưỡng những vị thần này và đem vào thờ cúng trong nhà.
Ban thờ Thổ Công – Thần Tài thường được đặt tại phòng khách, quán bán hàng. Đặt dưới nền đất với ý nghĩa là nơi cai quản của thổ địa. Trong ban thờ Thần Tài – Thổ Địa bao giờ cũng có bộ tượng Thần Tài, Thổ Địa. Có nhà thờ 2 vị Thần Tài, Thổ Địa, cũng có nhà thờ cả 3 vị Thần Tài, Thổ Địa và Thổ Kỳ.
Thần Tài được đặt ở chính giữa (nếu thờ 3 vị) hoặc ở bên trái nếu thờ 2 vị. Thần Tài rất dễ phân biệt, ông được hình dung với hình dạng vị quan đội mũ cánh chuồn, râu đen. Tay bê nhiều vàng bạc, châu báu.

Thổ Công hay còn gọi là Thổ Địa, ông Địa… được hình dung với dáng vẻ ngộ nghĩnh, miệng tươi cười. Người thấp lùn, béo tròn, hay ở trần. Tay luôn cầm quạt.
Thổ Kỳ mang dáng vẻ của người đàn bà nội trợ. Mặt to, ngực nở. Nhiều khi, người ta còn tô thêm cả râu cho bà Thổ Kỳ.
Hướng dẫn thờ thổ công, thần tài
Thờ Thổ Công
Có thể nói Thổ Công chính là vị Thần quan trọng bậc nhất trong tâm thức người Việt. Vì thế người Việt chọn ra không gian linh thiêng quan trọng nhất trong gia đình mình để làm nơi thờ Thổ Công – Thổ Địa.
Trên ban thờ gia tiên, bao giờ cũng có 3 bát hương. Bát hương lớn ở chính giữa chính là nơi dành cho việc thờ tự Thổ Công Thổ Địa. Thờ Thổ Công Thổ Địa được thực hiện vào mùng 1 hôm rằm hàng tháng. Lễ vật thờ Thổ Công đa dạng cả chay lẫn mặn, giống như đồ ăn hằng ngày của người sống.
Bài văn khấn Thổ Công – Thổ Địa như sau:
Thờ Thần Tài – Thổ Công
Đánh giá bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa của Mỹ nghệ Hinh Mộc