Tượng Thần Tài, tượng Di Lặc là những bức tượng phong thủy rất quen thuộc ở Việt Nam. Sự tương đồng về ý nghĩa, kiểu dáng của 2 bức tượng này khiến khá nhiều người nhầm lẫn. Việc phân biệt giữa tượng Di Lặc và tượng Thần Tài là cần thiết để có cách ứng xử chuẩn phong thủy nhằm đem lại hiệu quả tài lộc cao.
Mục lục
So sánh giữa Thần Tài và Di Lặc (Phân biệt tượng Thần Tài tượng Di Lặc)
Thần Tài và Di Lặc là 2 vị nhân thần rất khác nhau. Tuy nhiên, văn hóa Việt thường nhầm lẫn giữa 2 vị này bởi sự tương đồng về ý nghĩa.
Sự giống nhau giữa Thần Tài và Di Lặc
Về ngoại hình
Thần Tài và Di Lặc có ngoại hình khá là giống nhau. Cả 2 vị này đều được dân gian tạo hình với hình ảnh 1 ông lão tuổi trung niên có ngoại hình thấp, béo tròn, khuôn mặt phương phi phúc hậu.
Về nguồn gốc – ý nghĩa
Cả Thần Tài và Phật Di Lặc đều là những vị thần phật ngoại lai. Không phải là những linh thần hay anh hùng bản địa dân tộc.
Phật Di Lặc và Thần Tài đều được người Việt coi là những biểu trưng cho tài lộc và muôn sự may mắn. Nhìn thấy hình ảnh Phật Di Lặc hay Thần Tài, người Việt đều coi là điều may mắn, sung túc và thịnh vượng.
Sự khác biệt giữa Di Lặc và Thần Tài
Tìm hiểu sự khác nhau giữa Di Lặc và Thần Tài sẽ giúp ta phân biệt tượng Thần Tài tượng Di Lặc để có cách ứng xử, thờ cúng… đúng đắn.
Về nguồn gốc
Thần Tài là nhân thần của Trung Hoa. Ông được coi là biểu trưng cho tài lộc, của cải. Có nhiều truyền thuyết kể về nguồn gốc của Thần Tài. Trong đó, truyền thuyết được nhiều người nhắc tới nhất kể về việc Thần Tài vốn là quan coi kho trên Thiên Đình. Do rượu say, bị rơi xuống hạ giới. Đói quá nên lạc vào 1 hiệu buôn nọ xin ăn. Thần Tài vào ngồi ăn thì lập tức khách hàng kéo tới. Từ đó quán buôn nọ trở nên sung túc.
Nhiều hiệu buôn khác thấy vậy bèn thi nhau mời Thần Tài về nhà ăn uống. Có nhà buôn sắm mũ áo mới cho Thần Tài mặc. Ông mặc quần áo mới bèn nhớ ra mọi sự. Ông mới từ biệt mọi người để bay lên Thiên Đình. Ngày đó chính là ngày Vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch).
Di Lặc lại là vị Bồ Tát theo quan niệm của Phật giáo Ấn Độ. Theo đó Bồ Tát Di Lặc sẽ xuất hiện sau nhiều triệu năm nữa để cứu rỗi chúng sinh. Đem ánh sáng và sự từ bi vô lượng tới chúng sinh. Điều thú vị là hình ảnh Phật Di Lặc thường thấy ở Việt Nam đã được thay đổi từ sự “khác xạ văn hóa” qua nẻo đường Trung Quốc.
Phật Di Lặc chúng ta thường thấy được xây dựng hình tượng từ cảm hứng về vị hòa thượng Bố Đại bên Trung Quốc. Vị hòa thượng này to béo, ở trần, hay chơi cùng trẻ con. Ông có chiếc bao bố chứa nhiều điều kì diệu, tính tình vui vẻ, hay giúp đỡ người khác. Bố Đại hòa thượng hoàn toàn vị tha, vô ngã, tiêu dao – tự tại. Khi viên tịch ông có nói rằng chính mình là Phật Di Lặc thoát thai.
Về ngoại hình
Phật Di Lặc được hình dung dưới hình dáng 1 nhà sư trung niên to béo. Ở trần, bụng phệ, miệng luôn tươi cười. Phật Di Lặc trên chùa thì cầm tràng hạt, còn hình ảnh Phật Di Lặc trong dân gian thì thường được nhân dân sáng tạo với đa dạng các biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng như túi tiền, thỏi vàng, cành đào…
Thần Tài cũng được sáng tạo với hình ảnh 1 ông lão vui vẻ, tươi cười. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Thần Tài được hình dung giống như 1 vị quan trên thiên đình với mũ cao, đai rộng. Áo mũ đầy đủ, nghiêm trang. Thần Tài có râu, còn Phật Di Lặc là hòa thượng không có râu. Thần Tài có hình dáng giống với ông Lộc trong bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ.
Về ý nghĩa
Ý nghĩa của Thần Tài và Phật Di Lặc cũng có sự khác biệt. Điểm giống nhau giữa 2 vị này là biểu trưng cho sự may mắn – thịnh vượng. Sự khác biệt về ý nghĩa phong thủy giữa Di Lặc và Thần Tài có thể kể tới như sau:
+ Phật Di Lặc mang ý nghĩa bao trùm cho muôn sự hạnh phúc. Hạnh phúc về sự giác ngộ tuyệt đối. Sống cuộc đời thanh thản, tiêu dao, vô thường, vô ngã.
+ Thần Tài chỉ mang ý nghĩa về sự tài lộc, đầy đủ, sung túc. Ông được coi là vị Thần phù hộ cho các nhà buôn được đông khách, mua may bán đắt…
+ Phật Di Lặc có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn Thần Tài. Di Lặc được rất nhiều người rước về để cầu muôn sự hanh thông từ sức khỏe, con cái, công việc trôi chảy cho tới tài lộc dồi dào… Thần Tài thực sự chỉ có sự ảnh hưởng với các hiệu buôn, các cửa hàng buôn bán để cầu cho việc kinh doanh phát tài – hồng phúc.
Về cách thờ cúng
Tượng Phật Di Lặc có thể thờ cúng hoặc trưng bày trang trí cho hài hòa phong thủy. Phật Di Lặc khi thờ cúng thì đều được lập ban thờ riêng, ở vị trí cao ráo, trang trọng.
Ngày 1 tháng 1 hàng năm được coi là ngày Phật Di Lặc đản sinh, ngày 8 tháng 1 là ngày Vía Phật Di Lặc. Khi thờ cúng Phật Di Lặc thì người ta luôn luôn cúng bằng cỗ chay.
Khấn Phật Di Lặc để cầu mong cho tâm hồn thanh thản, vô thường, vô ngã, cầu sự minh triết, giác ngộ chứ không chỉ là cầu tài lộc, tiền vàng.
Thần Tài luôn luôn được thờ cúng ở ban thần tài. Đặt nơi góc nhà. Các hiệu buôn thường lên hương khấn vái Thần Tài phù hộ tất cả mọi ngày. Khấn Ngài vào thời điểm buổi sáng sớm. Cỗ là đồ mặn, rượu, thịt…
Ngày Vía Thần Tài là ngày 10 tháng giêng. Cỗ cúng Thần Tài được biện rất trang trọng trong ngày này. Thức cúng bắt buộc phải có là rượu, thịt heo quay, vịt quay…
Quý vị tham khảo ban thờ Thần Tài và cách đặt tượng cóc phong thủy bên ban thờ Thần Tài
Ứng xử với tượng Thần Tài, tượng Di Lặc sao cho đúng?
Trên cơ sở tri thức về Thần Tài, Phật Di Lặc và ý nghĩa về 2 vị Thần – Phật này. Phân biệt tượng Thần Tài tượng Di Lặc… chúng ta sẽ xây dựng được cách thức ứng xử với tượng Thần Tài, tượng Phật Di Lặc 1 cách đúng đắn, theo đúng văn hóa truyền thống cũng như phong thủy tài lộc. Ở đây, Mỹ nghệ Hinh Mộc chỉ bàn đến 2 cách ứng xử với tượng Thần Tài và tượng Di Lặc đó là bày tượng Thần Tài, bày tượng Di Lặc cũng như cách thờ cúng 2 vị này.
Trưng bày tượng Thần Tài và tượng Di Lặc
Trưng bày tượng Thần Tài
Tượng Thần Tài là hình ảnh về vị Thần đại diện cho của cải, tài lộc, sung túc. Tượng đặc biệt được ưa chuộng đối với các nhà buôn, các cửa hàng, doanh nghiệp…
Vì lẽ đó, tượng Thần Tài nên được trưng bày tại các nơi trang trọng, của cải phát sinh như ban thờ Thần Tài, quầy thu ngân, kệ TV, tủ trang trí phòng khách…
Không nên đặt tượng Thần Tài ở nhà bếp hay buồng ngủ.
Trưng bày tượng Di Lặc
Tương tự như Thần Tài, tượng Phật Di Lặc là hình ảnh về vị Phật đại diện cho sự giác ngộ và hạnh phúc tuyệt đối. Nhắc đến Phật Di Lặc, người ta nghĩ đến hạnh phúc bao trùm vị tha, vô ngã, hạnh phúc đích thực chứ không chỉ là tiền bạc, của cải như hình ảnh về Thần Tài. Cũng vì vậy, tượng Di Lặc được trưng bày ở nhiều nơi hơn tượng Thần Tài.
Người ta có thể đặt tượng Phật Di Lặc trên xe hơi để được bình an cho những chuyến đi
Người ta cũng có thể đặt 1 pho tượng Di Lặc cầm lá sen, tượng Di Lặc ngồi trái đào… tại bàn làm việc, văn phòng cơ quan…
Một bức tượng Di Lặc ngồi đế tiền vàng thường được đặt tại phòng khách, trên đôn gỗ cạnh bàn trà hoặc đặt tại bàn thu ngân…
Tượng Di Lặc vác cành đào, Tượng Di Lặc gánh tiền… thường được chọn để đặt ở những không gian mở như phòng khách, quầy lễ tân, nhà hàng – khách sạn để cầu tài lộc, phồn vinh…
Cũng giống như tượng Thần Tài, nguyên tắc chung là cần đặt tượng Di Lặc ở những nơi lịch sự, trang trọng. Kiêng đặt ở nơi ẩm thấp, tối tăm như buồng ngủ, gầm cầu thang, nhà bếp…
Phân biệt tượng Thần Tài tượng Di Lặc trong cách thờ cúng
Thờ cúng tượng Thần Tài
Nên lập ban thờ Thần Tài riêng, đặt ở góc nhà. Nên đặt tại phía bắc căn phòng. Có thể nhờ thầy phong thủy để chọn hướng lập ban thờ hợp với tuổi, mệnh của gia chủ.
Tường Thần Tài được đặt chung cùng với Thổ Công, Thổ Địa tại ban thờ. Rất nên phối hợp cùng với linh thú Tỳ Hưu hoặc Thiềm Thừ phong thủy tại ban thờ Thần Tài.
Tại ban thờ Thần Tài luôn luôn bày hoa tươi, hoặc cành lá khỏe mạnh xanh tốt. Rất nên đặt các loại cây hoa có màu xanh nhất là cây phát lộc tại ban thờ Thần Tài.
Đồ thờ cúng Thần Tài là đồ mặn hoặc đồ chay. Mùa nào thức nấy. Không nên quên bày cùng các loại thức uống như bia, cà phê, nước ngọt… tại ban thờ Thần Tài.
Nếu mới lập ban thờ Thần Tài thì cần thắp nhang liên tục trong 100 ngày đầu. Những ngày sau có điều kiện thì thắp hương buổi sáng hàng ngày, nếu không thì không được quên thắp hương, sắm lễ vào mùng 1, hôm rằm…
Khi thắp hương, khấn thần tài thì có thể tùy nghi mà cầu khấn, miễn là phải thể hiện được thái độ kính cẩn, tín ngưỡng vào sự mầu nhiệm của Ngài. Có thể tham khảo bài văn khấn Thần Tài dưới đây:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…
Con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thức cúng dường. Kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ cho chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Gia đạo hưng long – thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang. Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
Thờ cúng tượng Phật Di Lặc
Tượng Phật Di Lặc có thể trưng bày trang trí hoặc thờ cúng tùy vào niềm tin của mỗi người. Nếu đã tín ngưỡng mà thờ cúng Phật Di Lặc thì cần làm lễ khai quang điểm nhãn, xem ngày tốt để rước tượng về nhà 1 cách đầy đủ.
Nên lập ban thờ Phật riêng. Nếu thờ chung cùng ban thờ ông bà tổ tiên thì tượng Phật phải được đặt ở vị trí cao hơn di ảnh của ông bà tổ tiên.
Hướng đặt ban thờ Phật Di Lặc nên là hướng Đông, để Phật Di Lặc quay mặt về hướng Đông (cùng hướng với Phật ngồi thiền định).
Tuyệt đối không được cúng đồ mặn với tượng Phật Di Lặc
Không nên thờ chung tượng Di Lặc với tượng Quan Công
Ban thờ Di Lặc nên có mành che. Đặt ở ngoài hiên hoặc vị trí cao ráo trong nhà.
Thờ Phật Di Lặc vào ngày mùng 1, hôm rằm. Không được quên biện lễ đầy đủ để thờ Phật Di Lặc vào ngày 1 tháng 1 (ngày Di Lặc đản sinh) và ngày 8 tháng 2 (Ngày vía Phật Di Lặc).
Hinhmoc.com