Bồ Tát địa tạng là ai? Địa Tạng, đức thánh hiền và Đường tăng có phải là một?

Bồ Tát địa tạng gỗ hương

Bồ Tát địa tạng là ai? Địa Tạng, đức thánh hiền và Đường tam tạng (Đường tăng) có vẻ bề ngoài rất giống nhau. Đây có phải là 1 người không? Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ điều đó!

Bồ Tát địa tạng, Đức Thánh hiền và Đường Tam Tạng là những ai?

Địa tạng vương Bồ Tát

Bồ Tát địa tạng hay còn gọi là địa tạng vương là vị Bồ Tát phổ độ cho chúng sinh dưới chốn âm ti, địa ngục.

Có ít nhất là 2 truyền thuyết về Địa tạng vương Bồ Tát.

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng có ngài Mục Kiền Liên rất chăm thờ Phật. Mẹ của ngài là bà Thanh Đề tính tính lại hiếu sát nên khi chết đi phải chịu muôn vàn khổ ải. Hàng đêm, bà Thanh Đề đều báo mộng kêu khổ với Mục Kiền Liên.

Bồ Tát địa tạng gỗ hương

Mục Kiền Liên thương mẹ chỉ biết ngày đêm tụng niệm để bà được siêu thoát. Lòng hiếu thảo ấy chạm đến Đức Phật, Phật mới mở 1 con đường sáng rằng đến ngày rằm tháng 7, Mục Kiền Liên phải cùng các chư tăng tổ chức tụng niệm để linh hồn bà Thanh Đề sớm được tái sinh.

Quả thật, sau buổi tụng niệm, linh hồn bà Thanh Đề không phải chịu đau đớn, khổ ải nữa. Phật tổ cũng nhận Mục Kiền Liên làm đệ tử của mình. Mục Kiền Liên có phát tâm rằng, nguyện xuống địa ngục để giải cứu cho mọi chúng sinh đau khổ. Khi nào địa ngục trống rỗng thì Ngài mới thành Phật.

Từ bấy, người ta gọi ngài là Địa tạng vương Bồ Tát. Sứ mệnh của Ngài là giải thoát cho chúng sinh đau khổ đang phải chịu tai ách dưới âm ti, địa ngục. Người Việt còn cho rằng,  Địa tạng vương thường phổ độ cho thai nhi và hài nhi không may chết yểu.

Truyền thuyết thứ 2 lại kể rằng Bồ Tát Địa Tạng vốn là hoàng tử 1 nước nhỏ thuộc Hàn Quốc hiện nay. Tên ngài là Kim Kiều Giác. Là hoàng tử nhưng Kim Kiều Giác không màng danh lợi mà chỉ chăm thờ Phật, tìm sự giải thoát. Năm 24 tuổi Ngài bỏ kinh thành mà dắt theo con chó tên là Thiện Thính đi tu luyện. Tương truyền, Ngài lắng nghe được mọi khổ đau của chúng sinh nơi chốn âm ti địa ngục và nguyện phát tâm cứu rỗi cho chúng sinh lầm than, đau khổ ấy.

Tượng gỗ bồ tát địa tạng

Đức Thánh Hiền

Đức Thánh Hiền có hình dáng rất giống với Bồ Tát địa tạng. Tuy nhiên, Đức Thánh Hiền không phải là Địa Tạng. Nếu bạn chăm đi chùa, bạn sẽ thấy tượng Đức Thánh Hiền ở bên phía trái ban Tam Bảo.

Đức Thánh Hiền chính là Anan tôn giả, người em con chú họ của Phật Thích Ca. Anan tôn giả học rộng, hiểu nhiều, thông minh, nhanh trí. Ngài thường được nghe Phật Thích Ca thuyết pháp. Nghe lời nào thì nhớ ngay lấy lời ấy.

Sau này, khi Phật Thích Ca nhập niết bàn, đại chúng mới mời thầy Ana trùng tuyên (giảng lại) những điều Phật dạy. Kinh Phật ngày nay đều là do Ngài Anan tôn giả biên lại.

Đường Tăng hay Đường Tam Tạng

Đường Tăng vốn là nhà sư thời nhà Đường bên Trung Hoa. Ông họ Trần tên là Huyền Trang. Huyền Trang theo lệnh của vua lên đường sang đất Phật để dịch Kinh Phật. Bộ Kinh này gồm có 3 tạng (tam tạng) nên người ta thường gọi ông là Đường Tam Tạng.

Trần Huyền Trang là nhân vật có thật. Một hình ảnh phổ biến của ông chính là nhân vật sư phụ trong phim truyền hình Tây Du Ký.

Tượng đức thánh hiền tại chùa

Như vậy, Bồ Tát Địa Tạng, Đức Thánh hiền và Đường tam tạng là 3 người khác nhau. Chính vì tượng của các ngài có hình dáng khá giống nhau nên nhiều người mới có sự lầm lẫn giữa 3 vị này.

Hình dáng của Bồ Tát Địa Tạng, Đức Thánh Hiền và Đường Tam Tạng

Hình dáng của 3 vị này là rất giống nhau. Khuôn mặt được mô tả cũng giống nhau. Đều đội mũ thất phật, tay cầm gậy tích trượng, mình khoác áo cà sa.

Tượng Đức Thánh Hiền có thể ngồi ngai hoặc đứng. (Không có vầng hào quang đằng sau). Bồ Tát Địa tạng có cả ở dáng đứng lẫn dáng ngồi, thường có vầng hào quang đằng sau lưng. Người ta còn tạc tượng Bồ Tát ngồi trên lưng 1 con vật gần giống như con chó.

Đường Tam Tạng chỉ xuất hiện trên tiểu thuyết Tây Du Ký, phim truyền hình chứ ít khi được tạc tượng đem vào thờ cúng.

Việc thờ cúng Địa tạng vương Bồ Tát, Đức Thánh Hiền và Đường Tam Tạng

Thờ Bồ Tát Địa Tạng

Địa tạng vương Bồ Tát thường được nhắc đến như là vị Bồ tát 1 lòng cứu rỗi cho những linh hồn lạc lối, đau khổ dưới chốn âm ty, địa ngục.

Hài nhi, thai nhi chết yểu, người chết không siêu thoát cũng thường được tụng niệm kinh địa tạng để Bồ Tát độ cho sớm tái sinh.

Tượng ngài Địa Tạng thường được thờ ở chùa. Nhiều người cũng thường rước di ảnh người quá cố tới ban thờ Địa Tạng để ngài độ cho sớm siêu thoát.

Thờ địa tạng vương không nhằm cầu tiền tài, danh lợi mà để mưu cầu sự an nhàn, tịnh tâm, siêu thoát.

Một nghĩa khác coi rằng Địa Tạng nghĩa là mặt đất có thể dung chứa được tất cả. Tâm của ngài Bồ Tát Địa Tạng rộng lớn, hiền hòa như mặt đất. Có thể tàng trữ cả xấu tốt, dữ lành. Dung hòa, hàm chứa và biến đối tâm ác thành tâm thiện, dữ thành lành.

Vì thế việc thờ cúng tượng Địa Tạng có thể thực hiện ở nhà, không cứ là phải lên chùa.

Không chỉ các tín đồ Phật giáo, ngày nay nhiều người thường nghe kinh Địa Tạng, tụng kinh địa tạng để gia đình bình an, tâm an, sáng trí.

Nghe kinh địa tạng tại:

Văn khấn Đức Thánh Hiền

Đức Thánh Hiền thường được người ta tới kêu cầu để cầu mong sự sáng suốt, thông minh, học giỏi… 

Đại để, khi tới ban Đức Thánh Hiền người ta thường khấn như sau:

Con nam mô a di đà Phật

Con cúi lạy đức thánh hiền, đại thánh khải giáo an na tôn giả

Hôm nay, ngày…. tháng… năm…

Tín chủ con là:…

Ngụ tại:

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa

Cầu Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám. Rủ lòng thương xót, phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long!

A Di Đà Phật!

Đường Tam Tạng được biết tới như là 1 học giả có công dịch Kinh Phật, 1 nhà tu hành mẫu mực. Không mấy khi người ta thờ cúng ông.

Hinhmoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *