Bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa – Cách thờ Thần Tài – Thổ Địa

tượng thần tài thổ địa

Bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa có thể nói là 1 bộ tượng tâm linh mang bản sắc văn hóa rất riêng của người Việt. Bộ tượng này thể hiện nhiều điều: Cầu mong ổn định, bình an, tài lộc thăng tiến. Bộ tượng cũng phản ánh cốt cách, văn hóa tâm linh của người Việt.

Thần Tài, Thổ Địa là ai?

Thần Tài

Thần Tài là vị Thần có nguồn gốc ngoại lai. Cùng với sự giao lưu văn hóa, đến nay gần như Thần Tài đã trở thành 1 vị tài thần (thần chủ trì việc tài sản, tiền bạc) của người Việt.

Có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của Thần Tài. Trong đó, truyền thuyết được nhắc đến nhiều nhất kể về vị quan coi ngân khố trên trời tên là Triệu Công Minh. Một lần rượu say, ông này ngã xuống trần gian, đập đầu vào đá mà quên hết mọi thứ. Chủ tiệm đồ ăn nọ thấy Triệu Công Minh hình dong cổ quái, hành tung bất định thương tình mới mời về nhà dọn cơm cho ăn. Lạ thay, từ khi Công Minh vào ăn thì thực khách kéo tới nườm nượp. Quán ăn đang vắng khách bỗng trở nên phát đạt.

Thần Tài
Hình ảnh quen thuộc trên phố về vị Thần Tài

Các cửa tiệm khác thấy vậy cũng thi nhau mời Triệu Công Minh về nhà. Triệu Công Minh đến nhà nào thì nhà ấy đều phát đạt cả. Mọi người đều gọi ông là Thần Tài.

Một lần có người tặng Thần Tài 1 bộ quần áo, mũ mão mới. Thần Tài mặc vào liền nhớ ra nguồn gốc của mình. Ông chào từ biệt mọi người mà bay về trời.

Từ ấy, người ta lấy ngày 10 tháng giêng đầu năm làm ngày vía Thần Tài. Họ cũng bày biện lễ lạt thường là thịt vịt, cá lóc nướng, heo quay… làm đồ cúng Thần Tài. Người ta đều tin rằng Thần Tái phù hộ cho mình được bình an, kinh doanh thuận lợi.

| Tham khảo: Những mẫu tượng Thần Tài đẹp

Thổ Địa

Nếu như Thần Tài là vị Thần xuất thân từ Trung Hoa thì Thổ Địa lại là vị Thần rất riêng của Việt Nam.

Người Việt rất coi trọng đất đai. Có đất đai thì mới có nơi để cấy cày, trồng trọt. “An cư, lạc nghiệp” từ lâu đã trở thành 1 phương châm sống phổ biến. Người Việt còn quan niệm mỗi 1 con sông, 1 mảnh đất đều có 1 vị thần cai quản. “Đất có thổ công, sông có Hà Bá”. Vì thế, Thổ Địa hay Thổ Công được coi là vị Thần cai quản việc đất đai. Bảo đảm cho sự an bình và phát triển của con người.

Với tư duy đa nguyên của mình, người Việt còn cho rằng đất đai là mẹ của vạn vật. Vị Thần cai quản đất đai cũng là vị Thần bảo hộ cho sự tài nguyên, thịnh vượng. Đó là lý do vì sao họ thường dùng cả 1 cặp tượng Thần Tài – Thổ Địa như là đại diện của ước mơ tài lộc.

Thần Tài Thổ Địa
Thổ Địa nhìn gần gũi giống với người Việt

Cũng với tư duy đa nguyên, âm dương mang hơi hướm phồn thực mà người Việt còn sáng tạo nên cả 1 vị thần bà (táo bà) bên cạnh Thần Tài, Thổ Địa. Vị Táo bà đó là Thổ Kỳ cai quản việc bếp núc, chợ búa, sản vật…

Đâu là Thổ Công, Thần Tài, Thổ Kỳ trong bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa?

Thổ Công, Thổ Kỳ, Thần Tài cai quản việc đất đai, nhà cửa, sản nghiệp… có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần, vật chất của người Việt. Vì thế, người ta tín ngưỡng những vị thần này và đem vào thờ cúng trong nhà.

Ban thờ Thổ Công – Thần Tài thường được đặt tại phòng khách, quán bán hàng. Đặt dưới nền đất với ý nghĩa là nơi cai quản của thổ địa. Trong ban thờ Thần Tài – Thổ Địa bao giờ cũng có bộ tượng Thần Tài, Thổ Địa. Có nhà thờ 2 vị Thần Tài, Thổ Địa, cũng có nhà thờ cả 3 vị Thần Tài, Thổ Địa và Thổ Kỳ.

Thần Tài được đặt ở chính giữa (nếu thờ 3 vị) hoặc ở bên trái nếu thờ 2 vị. Thần Tài rất dễ phân biệt, ông được hình dung với hình dạng vị quan đội mũ cánh chuồn, râu đen. Tay bê nhiều vàng bạc, châu báu.

Ông bên trái là Thổ Địa và ông bên phải là Thần Tài

Thổ Công hay còn gọi là Thổ Địa, ông Địa… được hình dung với dáng vẻ ngộ nghĩnh, miệng tươi cười. Người thấp lùn, béo tròn, hay ở trần. Tay luôn cầm quạt.

Thổ Kỳ mang dáng vẻ của người đàn bà nội trợ. Mặt to, ngực nở. Nhiều khi, người ta còn tô thêm cả râu cho bà Thổ Kỳ.

Hướng dẫn thờ thổ công, thần tài

Cách nạp cốt tượng Thần Tài – Thổ Địa

Nạp cốt là hoạt động mang tính tâm linh của người Việt khi biện bát hương thờ. Nghi thức nạp cốt không chỉ dành cho việc thờ Thần Tài – Thổ Địa mà còn dùng cho việc thờ cúng nhiều đối tượng khác nhau, từ ông bà tổ tiên cho đến các vị Thần, Phật, Thánh… Nếu như nạp cốt là biện 1 bát hương mới thì bốc bát hương lại là việc thay chân hương (nhang) cũ.
Nghi thức nạp cốt tượng Thần Tài Thổ Địa hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, gồm có các bước cơ bản như sau:
– Chọn mua bát hương. Bát hương to nhỏ bằng đá, ngọc hoặc sứ là tùy vào điều kiện và không gian sử dụng của gia chủ
– Làm sạch bát hương bằng rượu tinh khiết pha với nước cốt gừng.
– Mua tro cốt bát hương. Tro cốt bát hương được mua tại các cửa hàng bán đồ thờ. Trong gói tro cốt bát hương bắt buộc phải có 1 số vật phẩm sau: Tro cốt (tro của lúa nếp); Thất bảo tức là 7 vật quý theo quan niệm xưa. Thất bảo là 1 túi nhỏ trong đó chứa vàng, bạc, mã não, ngọc phỉ thúy, san hô, hổ phách, ngọc trai; Nước bao sái; Gạo vàng Thần Tài; Giấy dị hiệu.
– Chọn ngày đẹp làm lễ. Trước khi làm lễ cần lau sạch bát hương mới mua bằng nước bao sái (nước gừng pha với rượu tinh khiết). Gia chủ viết câu: Thần Tài Thổ Địa chư vị chân linh (nếu viết bằng chữ Hán thì càng tốt) vào tờ giấy dị hiệu, sau đó gói bộ thất bảo cùng với gạo vàng Thần Tài vào giấy dị hiệu. Đặt trong lòng bát hương rồi bỏ tro cốt lên trên. An vị bát hương trên bàn thờ Thần Tài, sau đó đốt trầm hoặc thắp nhang.

Thờ Thổ Công

Có thể nói Thổ Công chính là vị Thần quan trọng bậc nhất trong tâm thức người Việt. Vì thế người Việt chọn ra không gian linh thiêng quan trọng nhất trong gia đình mình để làm nơi thờ Thổ Công – Thổ Địa.

Trên ban thờ gia tiên, bao giờ cũng có 3 bát hương. Bát hương lớn ở chính giữa chính là nơi dành cho việc thờ tự Thổ Công Thổ Địa. Thờ Thổ Công Thổ Địa được thực hiện vào mùng 1 hôm rằm hàng tháng. Lễ vật thờ Thổ Công đa dạng cả chay lẫn mặn, giống như đồ ăn hằng ngày của người sống.

Bài văn khấn Thổ Công  như sau:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ chúng con là:……………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả. Đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa.
Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Thờ Thần Tài 

Bên cạnh vai trò là vị Thần cai quản việc đất đai, vườn ruộng, người Việt quan niệm Thổ Công cũng là vị thần sản sinh ra tài lộc, của cải. Đó là lý do vì sao Thần Tài lại được thờ chung với Thổ Công tạo thành 1 bộ tài lộc Thần Tài – Thổ Địa. Đây là 1 nét văn hóa rất đặc sắc, thể hiện tư duy âm dương, đa nguyên của người Việt.
Người Việt, đặc biệt là các hộ kinh doanh, buôn bán rất tín ngưỡng Thần Tài. Họ đặt 1 ban thờ riêng để thờ Thần Tài (kèm cả với Thổ Địa) để hương khói hàng ngày. Những mong ông độ cho sự may mắn, hanh thông mua may bán đắt.
Ban thờ Thần Tài được biện dưới đất, thông thường là đặt tại góc phòng khách hoặc cửa hàng.
Thờ Thần Tài là việc quanh năm, người ta vẫn lễ lạc khấn vái Thần Tài Thổ Công mỗi buổi sáng.
Ban Thờ Thần Tài – Thổ Công bắt buộc phải có bài vị. Trên bài vị nên khắc đôi dòng chữ Hán (có thể là chữ Hán – Việt) với nội dung: Ngũ phương ngũ thổ long thần / Tiền hậu địa chủ tài thần.
Hai bên cột ban thờ Thần Tài có dán đôi câu đối: Thổ Địa sinh bạch ngọc/ Địa khả xuất hoàng kim.
Trên ban thờ Thần Tài – Thổ Công bắt buộc phải có bộ tượng Thần Tài, Thổ Địa. (Có thể thêm cả bà Thổ Kỳ). Bộ tượng bằng sứ hoặc bằng gỗ tùy nghi người dùng. Để tăng thêm ý nghĩa phong thủy tài lộc, người ta thường đặt bên cạnh ban thờ Tỳ Hưu, Long Quy hoặc cóc ngậm tiền.
Lễ lạt thờ Thần Tài, Thổ Công gồm có:
+ Đèn nến
+ Hương hoa
+ Bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá
+ muối sạch
+ thịt lợn hoặc cá lóc, vịt quay
+ tiền lẻ
+ 3 cốc nước
Thờ Thần Tài – Ông Địa thì gia chủ tùy nghi khấn vái. Đại để là xưng tên tuổi, nơi thường trú, gọi tên các vị Thần Tài, Thổ Địa rồi thể hiện ước nguyện, xin được chứng giám phù hộ.

Đánh giá bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa của Mỹ nghệ Hinh Mộc

Trên cơ sở đó, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị các bạn bộ tượng Thần Tài – Thổ Địa bằng gỗ hương rất đẹp ở dưới đây.
Bộ tượng có chiều cao là 30cm mỗi ông, bề ngang 20cm, bề sâu 15cm. Tác phẩm được đục bằng máy CNC hiện đại từ bản vẽ thiết kế độc quyền.
Các chi tiết được máy đục hoàn thiện với độ sắc nét và tinh xảo rất cao. Nghệ nhân sẽ làm thủ công lại khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười của 2 vị Thần Tài – Thổ Địa. Khiến cho tác phẩm thực sự chân thực và hồn vía.
Tượng Thần Tài – Thổ Địa bao gồm 2 ông. Cả 2 ông đều tươi cười hoan hỉ. Chất gỗ rất đẹp, độ bền cao đem lại 1 trong những bộ tượng đẹp đẳng cấp hàng đầu về chủ đề Thần Tài – Ông Địa.
Tác phẩm hiện đang được chúng tôi bán với giá 3,5 triệu đồng 1 bộ. Miễn cước vận chuyển. Chúng tôi cam kết chất lượng. Đảm bảo giao hàng tiêu chuẩn, giống hệt trên hình.
Quý vị các bạn đặt mua vui lòng liên hệ số Hotline 0983432462, 0908432462. Hân hạnh được phục vụ!
Hinhmoc.com