HƯỚNG DẪN THỜ QUAN CÔNG – QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN
Quan Công hay còn gọi là Quan Vân Trường, Quan Vũ, Quan Thánh… là vị tướng giỏi nhà Đông Hán. Ông có tầm ảnh hưởng rất lớn trong khu vực Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Nhiều người tôn sùng ông, thờ cúng ông như 1 vị linh thần bảo hộ cho bản mệnh hoặc coi ông như 1 vị Thần Tài giúp công việc kinh doanh buôn bán được mọi sự hanh thông – thuận lợi. Chúng tôi giới thiệu bài viết hướng dẫn cách thờ Quan Công – Quan Thánh đế quân dưới đây:
Mục lục
Ảnh hưởng của Quan thánh đế quân. Hướng dẫn thờ Quan Công theo phong thủy Việt
Ảnh hưởng của Quan Công tới sinh hoạt vật chất – tâm linh người Việt
Trên lĩnh vực văn hóa
Quan Công có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt văn hóa tinh thần người Việt. Điều này có lẽ xuất phát từ vị trí của bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Có lẽ không có 1 người Việt nào lại không biết đến ông. Vị tướng anh hùng mặt đỏ, râu dài, đức độ cao siêu.
Ông được coi là đại diện của người quân tử trượng nghĩa khinh tài, chữ Tín cao vời vợi. Hình ảnh ông xuất hiện dày đặc trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam như tuồng, chèo, điêu khắc, hội họa, thơ ca…
Trên lĩnh vực tín ngưỡng
Sinh thời Quan Công nổi tiếng mạnh mẽ, kiêu hùng. Lúc thác xuống lai thường xuyên hiển thánh cứu dân giúp đời. Chính vì lẽ đó, người ta rất tín ngưỡng ông. Tượng ông được thờ ở nhiều nơi, như là 1 vị linh thần bảo hộ.
Phật giáo coi ông như là vị Già Lam Hộ pháp, đẩy lùi cái ác, bảo hộ cho Chùa.
Với khoa học phong thủy
Khoa học phong thủy cũng đánh giá rất cao vai trò của Quan Công và tượng Quan Công. Giới chuộng phong thủy cho rằng tượng Quan Công, đặc biệt là các mẫu tượng có sát khí mạnh như tượng Quan Công đứng chống đao, tượng Quan Công cưỡi ngựa… có sức mạnh trấn trạch trừ tà rất tốt.
Người ta đặt tượng ông ở những nơi phạm, hướng xấu trong nhà để ông giúp đẩy lùi khí xấu, giải trừ vận đen. Đem lại bình an cho gia trạch.
Các mẫu tượng Quan Công tương đối hiền hòa như tượng Quan Công ngồi đọc sách ngoài việc phục hưng sự học thì cũng mang ý nghĩa trấn trạch. Tượng hóa giải âm mưu kẻ tiểu nhân, đẩy lùi lũ ác nhân mưu đồ hãm hại… Chính vì lẽ đó, người ta hay đặt tượng Quan Vũ đọc sách trên bàn học con trẻ hoặc bàn làm việc lãnh đạo…
Vì sao người ta lại thờ Quan Công – 1 vị thánh nước ngoài?
Vì sao Quan Công là 1 vị tướng ngoại lai lại được thờ phụng ở Việt Nam như 1 vị thần bản địa? Đó chính là do sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác.
Trước kia, chưa có sự giao lưu văn hóa sâu rộng như bây giờ thì ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa với khu vực Đông Nam Á là rất mạnh. Sự ảnh hưởng này nhiều khi là tự phát không phải do ý chí của nhà cầm quyền. Hơn nữa, những phẩm chất của Quan Công là những phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho văn hóa chung của Nhân loại. Chính vì vậy, có thể nói Quan Công như 1 vị linh thần, 1 vị thánh không có biên giới, vị thánh chung cho toàn bộ nhân loại.
Các bước lập ban thờ Quan Công
Như trên đã nói, ảnh hưởng của Quan Thánh Đế Quân là rất sâu đậm trong tâm thức người Việt. Người ta thờ Quan Công, dựng ban thờ ông là để tỏ lòng ngưỡng mộ trước 1 tấm gương trung nghĩa cũng như được mong ông độ cho mọi sự bình an. Thuận lợi – hanh thông trong kinh doanh buôn bán. Khi quyết định lập ban thờ Quan Công, gia chủ cần chuẩn bị 1 số bước sau:
Chọn vị trí đặt ban thờ
Việc thờ Quan Công là tùy tâm, vì vậy tùy vào từng điều kiện mà có thể đặt ban thờ ông theo các cách khác nhau. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên lập 1 ban riêng để thờ ông. Ban thờ Quan Công nên để ngoài hiên nhà gần cửa chính, có mành che bên ngoài.
Nếu không có điều kiện có thể thờ chung Quan Công với ban thờ Phật, ban thờ gia tiên. Lưu ý là bát hương thờ Quan thánh đặt vào vị trí bên phải, bát hương gia tiên đặt bên trái, bát hương thờ Phật đặt ở giữa. Tượng Quan Công phải được đặt cao hơn ảnh thờ ông bà tiên tổ và thấp hơn tượng Phật.
Nếu thờ Quan Công chung với ban thờ ông bà tiên tổ thì nên chọn các mẫu tượng gỗ, tượng đồng tương đối hài hòa như tượng Quan Công đọc sách.
Nguyên tắc chung là đặt ban thờ Quan Công tại nơi trang trọng, cao ráo. Phía sau ban thờ phải là tường kín, không giáp nhà vệ sinh, cũng không được hướng về phía cửa nhà tắm, nhà bếp…
Khai quang tượng Quan Công
Khai quang tượng Quan Công là 1 nghi lễ cần thiết nếu như gia chủ muốn thờ phụng ông. Khai quang tức là mở mang giúp cho linh hồn ông được nhập vào bức tượng. Sau lễ khai quang, bức tượng Quan Công không còn là 1 khối gỗ đục chạm nữa mà đã mang thần thái, hồn vía của ông. Nghi lễ khai quang cho tượng Quan Công, quý vị xem ở đường dẫn dưới đây:
https://hinhmoc.com/le-khai-quang-tuong-quan-cong-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao/
Biện cỗ thờ tượng Quan Công
Mâm cỗ biện dâng lên Quan Thánh Đế Quân có thể là cỗ chay lẫn cỗ mặn. Điều này là bởi vì sinh thời Quan Công là người phàm, ăn uống như bình thường. Khi thác xuống được nương nhờ cửa Phật mà thành Già Lam Hộ Pháp. Vì vậy, tùy nghi mà có thể biện cỗ chay hoặc cỗ mặn.
- Cỗ chay bắt buộc gồm có:
Cau, trầu
Hương, hoa
Hoa quả
3 chén nước thanh tịnh
- Cỗ mặn:
Rượu tinh khiết
Thịt (thịt lợn, thịt dê..). Kiêng cúng Quan Công thịt chó, thịt gà và thịt trâu
Canh măng, xương hầm…
Gia chủ biện cỗ dâng lên Quan Thánh vào ngày 1 hôm rằm, ngày vía Quan Công, ngày lễ khai quang. Ngày thường chỉ cần lên hương, thay nước là đủ.
Bài văn khấn tượng Quan Công
Mùng 1, hôm rằm nên biện cỗ, giữ thân thể sạch sẽ, trai tịnh. Lên hương khấn vái Quan Công vào buổi sáng, muộn nhất là trước 10h sáng. Khấn vái tượng Quan thánh là để được ông phù hộ độ trì cho gia trạch bình an, làm ăn tấn tới. Bài văn khấn Quan Công thì tùy nghi mà khấn vái. Đại để như sau:
“Nam mô Quan Thánh Đế Quân!
Hôm nay ngày……
Gia chủ con là:……
Sinh năm:…..
Ngụ tại:….
Xin được sắm sanh chút lễ mọn, hoa quả đầu mùa, cơm thanh, nước sạch kính dâng lên Ngài. Cảm tạ ân đức trì gia, trấn trạch, giữ vững gia phong, độ cho thân thể kiện khang, tươi tốt!
Xin Ngài Quan thánh đế quân phù trợ cho con và gia đình được niên niên vững bền. Vạn sự hanh thông, Thuận buồm xuôi gió!
Lời ít, lòng nhiều, có chút lễ mọn. Kính dâng lên Ngài, mời Ngài về thượng hưởng!
Nam mô Quan Thánh đế quân! (Chắp tay vái 3 vái dài!)
Ngày cúng tượng Quan Công
Tùy vào lòng thành mà có thể cúng tượng Quan Công vào bất cứ ngày nào. Tuy nhiên, một khi đã lập ban thờ Quan Thánh thì bắt buộc cần phải lễ lạt, thờ cúng Ngài đầy đủ. Bên cạnh ngày mùng 1 hôm rằm cần thiết phải làm lễ cầu Ngài phò trợ thì gia chủ cũng không được quên 1 số ngày vía của Ngài như sau:
Ngày 13 tháng 1 (âm lịch) là ngày Quan Công quy y Tam Bảo. Gia chủ làm cơm chay để dâng lên Ngài.
Ngày 13 tháng 5 âm lịch gia chủ biện cỗ (cỗ mặn) để cúng vía Quan Công đản sanh.
Ngày 13 tháng 6 âm lịch. Gia chủ cũng biện cỗ để tưởng nhớ ngày giỗ Quan thánh
Như vậy, những thông tin trên là 1 số chia sẻ của chúng tôi về việc thờ Quan Công, hướng dẫn các bước để thờ cúng tượng Quan Thánh Đế Quân… Các thông tin này được chúng tôi tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, có hỏi ý kiến của nhiều nhà văn hóa, nhà phong thủy uy tín. Quý vị chỉ nên coi đó là những tư liệu mang tính tham khảo.
Mọi thông tin cần phản hồi, tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0983432462. Mỹ nghệ Hinh Mộc hân hạnh được phục vụ!
Hinhmoc.com