Đôi điều về bộ tượng gỗ Phật Ông Phật Bà

Tượng Phật ông Phật Bà

Tượng gỗ Phật Ông Phật Bà là cách gọi dân gian của 2 bức tượng Phật quen thuộc với người Việt – Tượng Phật A Di Đà và tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhiều người thường rước tượng của 2 Ngài về thờ chung và thuận miệng gọi là tượng phật ông, phật bà.

Ngộ nhận về bộ tượng gỗ Phật Ông Phật Bà

Như lời dẫn giải, Phật Ông Phật Bà chỉ là cách gọi thuận miệng của nhiều người Việt về Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm. Cách gọi này là hoàn toàn không đúng theo quan niệm nhà Phật. Tại sao lại nói vậy? Tôi sẽ cùng quý vị các bạn phân tích.

Cách hiểu đúng về Phật Ông Phật Bà

Gọi Phật Ông Phật Bà dễ gây hiểu lầm là cả Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm là ngang hàng với nhau. Thậm chí là có quan hệ ông – bà với nhau. Điều này là hoàn toàn không đúng.

Phật A Di Đà là vị chủ trì của cõi tây phương cực lạc. Tên của Ngài nghĩa là ánh sáng vô lượng. Ngài sống tại thế giới tịnh độ, nơi sẽ đón chúng sinh sau khi chết đi và dẫn họ tái sinh trong thế giới cực lạc.

Bồ Tát chỉ là tên 1 chức danh trên con đường tu tập thành Phật. Vị Bồ Tát quen thuộc bậc nhất với người Việt chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Bồ Tát phải trải qua nhiều kiếp tu nữa mới thành Phật. Bồ Tát là đệ tử của Phật.

Tượng Phật ông Phật Bà

Tại sao nhiều người quen gọi Bồ Tát và Phật A Di Đà là Phật Ông Phật Bà?

Đơn giản là bởi vì Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Âm thường hay được thờ phụng gần nhau. Với quan niệm trọng tình cảm, coi nặng các mối quan hệ mà nhẹ về lễ nghi nên người Việt vẫn gọi bộ tượng này là Phật Ông Phật Bà là vì vậy.

Một điều thú vị nữa là nguyên thủy Phật giáo thì Bồ Tát Quán Thế Âm là nam giới, tuy nhiên Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam thì vẫn coi Bồ Tát Quán Thế Âm mang hình hài của nữ giới. Điều này phổ biến tới mức đa số người Việt gọi Bồ Tát Quan Âm là Phật mẹ hay Phật bà.

Phật A Di Đà bồ tát quan âm

Ý nghĩa và hướng dẫn thờ phụng Phật ông Phật Bà

Tượng Phật ông – Phật A Di Đà

Phật A Di Đà được nhắc đến muộn hơn Phật Thích Ca. Các sách kinh Phật Đại Thừa mới nhắc đến Ngài như là vị chủ trì của phương Tây trong bộ ngũ phương Phật.

Phật A Di Đà thường hiện thân trong tư thế thiền định. Đôi khi người ta thấy Ngài đứng ấn vô úy.

Kinh Vô Lượng Thọ có giảng rằng Phật tổ Thích Ca có chỉ ra rằng con đường để đạt tới sự thức tỉnh sớm nhất chính là con đường qua cõi của Phật A Di Đà. Theo đó thì Phật tử sám hối, từ bỏ mọi tội lỗi, kêu pháp danh của Ngài “Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi lâm chung thì linh hồn người đã khuất sẽ được chuyển thẳng tới cõi Tây Phương. Tại đây, phật tử tiếp tục tu tập thì sẽ có cơ hội được trở thành Phật.

Phật ông A Di Đà ngồi thiền tịnh

Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật của thế giới bên kia. Thế giới của người đã khuất. Chỉ có sống thiện, tu thân tích đức ở cõi tạm này thì phật tử mới có điều kiện để vượt qua luân hồi đến thẳng thế giới cực lạc của Ngài.

Tượng phật ông phật bà

Tượng phật a di đà bồ tát quan âm

Tượng Phật bà – Bồ Tát Quán Thế Âm

Bồ Tát Quán Thế Âm là trợ thủ đắc lực, là đệ tử của Phật A Di Đà. Bồ Tát là đại diện của lòng từ bi – 1 trong 2 dạng của Phật tính. Bồ Tát Quán Thế Âm có nghĩa là vị Bồ Tát có năng lực quán chiếu, lắng nghe được mọi thanh âm của chúng sinh. Sở dĩ có điều này là bởi Bồ Tát có phát tâm hạnh nguyện là sẽ lắng nghe, cứu giúp cho chúng sinh thoát khỏi mọi nỗi đau, khổ ải ở đời.

phật mẹ đứng rồng bằng gỗ hương
Phật bà Bồ Tát đứng lưng rồng cao 70cm

Bồ Tát Quán Thế Âm có nhiều hiện thân khác nhau. Hiện thân Bồ Tát ngồi đài sen hoặc Bồ Tát đứng đài sen, tay cầm bình cam lồ, nhành dương liễu chỉ là 1 trong nhiều hiện thân của Ngài.

Xem thêm 1 bức tượng gỗ Bồ Tát khác tại đường dẫn: Tượng Bồ Tát đứng đài sen

Hướng dẫn thờ Phật Ông – Phật Bà

Cách lập ban thờ

Tùy vào điều kiện không gian sinh hoạt mà có thể lập ban thờ Phật A Di Đà riêng hoặc thờ Phật A Di Đà chung cùng Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng tôi khuyên nên thờ riêng 2 vị tại 2 ban thờ khác nhau.

Phật A Di Đà thờ ở gian thờ trong nhà và Bồ Tát Quán Thế Âm lập gian thờ ở ngoài hiên nhà.

Nếu thờ chung thì kê tượng Phật A Di Đà phải cao hơn Bồ Tát Quán Thế Âm.

Khi thờ phật ông phật bà quý vị các bạn nhớ lập ban thờ ở nơi trang trọng. Hướng chếch ra phía cửa chính hoặc cửa sổ.

Bàn thờ Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm không bày vàng mã, không đốt vàng mã, không thờ đồ mặn mà chỉ dùng hương hoa, đồ chay tịnh.

Tượng gỗ phật ông phật bà
Tượng gỗ phật ông phật bà

Ngày vía Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Âm

Quý vị khi thờ phật ông, phật bà thì điều quan trọng bậc nhất chính là sự thành tâm. Nên thắp hương thờ cúng Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Âm vào mùng 1 hôm rằm hàng tháng. Ngoài ra cũng không quên 1 số ngày chính sau:

Ngày vía Phật A Di Đà

Ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm được Phật Tử Đại Thừa trên toàn thế giới coi là ngày vía (ngày sanh) của Phật A Di Đà. Nên biện lễ tươm tất để nhớ đến Ngài vào ngày này.

Ngày vía Quan Âm

Ngày 12 tháng 2 âm lịch được coi là ngày vía của Quan Âm. 

Cúng khấn Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Thế Âm

Khi cúng khấn Phật A Di Đà, Quan Âm thì gia chủ lên hương, vái ba vái, kêu tên 2 Ngài, xưng tên tuổi, địa chỉ cư trú, rồi tùy nghi mà cúng khấn. Điều quan trọng là sự thành tâm.

Trên đây là 1 số chia sẻ của chúng tôi về Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm mà dân gian vẫn quen gọi là Phật ông phật bà. Các thông tin trên được tham khảo có chỉnh sửa lại từ nhiều nguồn tư liệu uy tín khác nhau. Quý vị các bạn có nhu cầu tư vấn, liên hệ các mẫu tượng gỗ Phật ông phật bà, tượng Phật Thích Ca, Bồ Tát… vui lòng liên hệ số Hotline 0983432462, 0908432462. Mỹ nghệ Hinh Mộc hân hạnh được phục vụ!

Hinhmoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *