Không phải bàn cãi gì nhiều thêm nữa, mẫu tượng gỗ Đạt Ma hiện đang là mẫu tượng bí ẩn, kì vĩ và chiếm được cảm tình nhiều nhất trong giới chuộng phong thủy. Bạn chơi tượng Đạt Ma nhưng chưa chắc bạn đã hiểu hết về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của từng loại tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn:
Mục lục
Về nhân vật tổ Bồ Đề Đạt Ma
Đạt Ma là người có thật. Tuy nhiên, các tư liệu lịch sử về ông là rất mơ hồ. Chỉ biết rằng ông tên thật là Bồ Đề Đa La, vốn là hoàng tử con vua nước Thiên Trúc (một nước nhỏ thuộc miền Tây Ấn Độ).
Không có cứ liệu lịch sử rõ ràng về năm sinh, năm mất của ông. Các sách ở Trung Hoa thường ghi lại rằng, Đạt Ma truyền đạo tại đây vào thời Lưu Tống hoặc nhà Lương (tức khoảng thế kỉ thứ V thứ VI sau công nguyên).
Đạt Ma được coi là truyền nhân thứ 28 của bậc chân tu Bát Nhã Đa La, và là sơ tổ (tổ đầu tiên) của trường phái Thiền Tông Trung Hoa.
Bồ Đề Đạt Ma được coi là người sáng lập trường phái Thiền Trung Hoa, ông cũng nổi tiếng với nhiều pháp chữa bệnh, rèn luyện thân thể (ví dụ như pháp Dịch Cân Kinh). Đạt Ma sư tổ còn là 1 trong những người đầu tiên sáng lập nên môn phái Thiếu Lâm lừng danh thiên hạ.
Sinh thời Đạt Ma có sức mạnh ngàn cân, hành tung kì bí. Lúc sống cũng như lúc chết đều rất hiên ngang, kiêu dũng. Vì vậy, hậu thế vẽ tranh, dựng tượng để tôn thờ ông. Người ta cho rằng tượng ông có sức mạnh trấn trạch trừ tà cực tốt. Ông còn là đại biểu về ý chí – trí huệ, sự buông bỏ và giác ngộ tuyệt đối để đến được hạnh phúc thực thụ.
Ý nghĩa của tượng Đạt Ma trong phong thủy
Tượng Đạt Ma là pho tượng vô cùng đặc biệt. Không dễ để có thể phân tích đầy đủ về ý nghĩa tượng Ngài. Một cách khái quát nhất, có thể chỉ ra 2 ý nghĩa cơ bản cho tượng Bồ Đề Đạt Ma. Đó là ý nghĩa phong thủy trấn trạch và ý nghĩa định tâm, tự tại.
Ý nghĩa phong thủy trấn trạch
Như trên vừa nói, Đạt Ma được coi là ông tổ của trường phái Thiền, là người sáng lập nên môn phái võ Thiếu Lâm, lại có sức mạnh kinh khủng, hành tung kì bí… Vì vậy, người đời cho rằng tượng Đạt Ma có năng lực phong thủy trấn trạch – trừ tà vô tận.
Các bức tượng như Đạt Ma hàng long, Đạt Ma thế võ, Đạt Ma đánh quyền… đều là đại biểu cho ý nghĩa phong thủy trấn trạch này.
Ý nghĩa định tâm, tự tại
Bên cạnh đó, cuộc đời của tổ Đạt Ma cũng là cuộc vật lộn không ngừng với tham sân si, u minh, ngu tối để đạt được đến bến bờ của sự giác ngộ, tiếp cận với hạnh phúc chân thực – tuyệt đối. Do đó, tượng tổ Đạt Ma còn có ý nghĩa giáo dục, mang tính Chân – Thiện – Mỹ. Hướng con người ta đến thật chân giá trị của cuộc sống.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người ta thường mải bon chen với quyền hành, tiền bạc, danh vọng… mà đánh mất đi hạnh phúc thực sự của đời người. Một bức tượng Đạt Ma thiền sẽ có ý nghĩa mang lại không gian trầm lắng, khiến con người dịu lại, ngẫm lại mình, lại đời. Sống tiêu dao, an nhàn hòa nhập cùng thiên nhiên – vũ trụ.
Sự thực về ý nghĩa tượng Đạt Ma quá hải và tượng Đạt Ma khất thực
Có rất nhiều mẫu tượng tổ Đạt Ma khác nhau, mỗi loại tượng lại mang 1 ý nghĩa, 1 chân lý riêng. Ở đây, chúng tôi tập trung phân tích ý nghĩa của 2 mẫu tượng nổi tiếng trong hệ thống tượng gỗ Đạt Ma. Đó là tượng Đạt Ma quá hải và tượng Đạt Ma khất thực.
Ý nghĩa Tượng Đạt Ma quá hải
Mẫu tượng này có đa dạng kiểu dáng, chất liệu… nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất có lẽ vẫn là các mẫu tượng Đạt Ma quá hải bằng gỗ. (Xem thêm mẫu tượng Đạt Ma quá hải gỗ hương tại đây).
Tượng gỗ Đạt Ma quá hải cho dù có nhiều kiểu dáng, kích cỡ… nhưng đều thống nhất với nhau ở 1 điểm. Đó là Đạt Ma bay bổng trên sóng nước Trường Giang. Khuôn mặt đăm chiêu, siêu thực. Hai tay giang rộng. Thể hiện rõ sức mạnh cơ bắp cũng như nội tâm của Người.
Tượng Đạt Ma quá hải được dựng lên từ tích Đạt Ma vượt sông Trường Giang để đến nước Ngụy tu luyện. Tục truyền rằng, nghe lời thầy Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Ma lên đường sang Trung Hoa truyền đạo. Đầu tiên, ông chọn gặp hoàng đế nhà Lương để bàn về đạo của mình.
Hoàng đế nhà Lương mặc dù là người kính tăng yêu Phật nhưng không đủ cơ tâm để hiểu được đạo của Đạt Ma. Cuộc hội ngộ không thu được kết quả, tổ Bồ Đề mới từ bỏ kinh thành, vượt sông Trường Giang để tu tập.
Nên nhớ sông Trường Giang cuồn cuộn, rộng lớn không kém gì biển. Chính vì vậy, để vượt qua được Trường Giang đòi hỏi phải có 1 sức mạnh cơ bắp và ý chí quyết tâm cực lớn. Đạt Ma vượt qua được Trường Giang đến được bến bờ giác ngộ đã thể hiện được chí khí và sức mạnh cực đại của Người.
Như vậy, mẫu tượng Đạt Ma quá hải mang ý nghĩa rất sâu, thể hiện sức mạnh cả nội tâm lẫn cơ bắp của tổ Đạt Ma. Vì vậy, tượng được sử dụng như là 1 biện pháp quan trọng để trấn trạch – trừ tà, đẩy lùi vận đen – khí xấu. Tượng tổ quá hải cũng có giá trị giáo dục con người lòng quyết tâm, lòng hướng thiện vượt qua khó khăn, gian khổ để đến được hạnh phúc thực thụ.
Ý nghĩa tượng tổ Đạt Ma khất thực
Tượng tổ Đạt Ma khất thực cũng là 1 bức tượng rất độc đáo về Bồ Đề sư tổ. Tượng khá giống về hình thức với mẫu tượng Đạt Ma cố hương (Đạt Ma xách giầy cỏ). Chi tiết dễ nhận ra về mẫu tượng Đạt Ma khất thực là hình ảnh tổ mắt nhắm hờ, khuôn mặt siêu thực, tay cầm chiếc bát tộ nhà Phật.
Khất thực có nghĩa là xin ăn. Đây là hành động bắt buộc phải thực hiện của các tín đồ đạo Phật.
Nhiều người không hiểu rõ về bản chất của hành động này nên có nhiều lầm lẫn không đúng với tinh thần nhà Phật. Theo đó, khất thực không có nghĩa là xin ăn để thỏa mãn cơn đói. Càng không phải vì nhà sư lười lao động mà phải đi xin ăn. Khất thực cần được nhìn nhận theo quan điểm nhân quả (nhân duyên) mà Đức Phật đã rao giảng.
Hành động khất thực là đang gieo duyên lành tới người đời. Để những ai bố thí cho nhà sư chút cơm chay được làm việc tốt, cứu đời, giúp người. Nhờ đó tạo nên duyên lành về sau. Bản thân nhà sư khi nhận bố thí cũng là đang được hưởng duyên lành. Từ đó mà tích cực tu luyện, tu tâm tích đức mà đền ơn trả nghĩa người đã cứu giúp mình.
Như vậy, ý nghĩa tượng tổ Đạt Ma khất thực là biểu hiện của tinh thần khuyến thiện. Răn người đời chớ vì việc ác nhỏ mà làm, việc thiện nhỏ mà không thực hiện. Làm việc gì cũng có nguyên nhân – kết quả. Cần tích cực làm việc thiện, tạo duyên lành để được an nhàn, tiêu dao, hưởng hạnh phúc đích thực.
Cách đặt tượng Đạt Ma trong nhà
Mẫu tượng tổ Đạt Ma vừa là 1 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc vừa là 1 tác phẩm phong thủy tâm linh. Vì vậy, có thể đặt tượng Đạt Ma trong nhà lẫn phòng làm việc. Ở đây chúng tôi chỉ hướng dẫn cách đặt tượng Đạt ma trong nhà.
Đạt Ma là vị chân tu, ông là tổ của trường phái Thiền. Vì vậy, nguyên tắc chung là cần đặt tượng Ngài ở nơi lịch sự, trang trọng. Không đặt tượng tổ Đạt Ma trực tiếp xuống sàn nhà. Không để các đồ cá nhân lên thân tượng. Luôn thể hiện sự tôn kính với nhân cách của Ngài.
Mỗi mẫu tượng Đạt Ma khác nhau sẽ có 1 yêu cầu về vị trí và cách thức đặt khác nhau.
Tượng Đạt Ma bay, tượng Đạt Ma hàng long, Đạt Ma thế võ… nên được đặt tại phòng khách, để mặt tượng hơi chếch ra cửa chính để xua đuổi tà ma, ám khí. Tượng nên đặt trên đôn hoặc kệ gỗ riêng. Cách mặt sàn chí ít là 50cm.
Tượng Đạt Ma thiền, Đạt Ma quá hải, tượng Đạt Ma xách giầy, Đạt Ma tâm rỗng… nên được đặt tại phòng khách hoặc văn phòng làm việc. Đặt bên cạnh vị trí ngồi làm việc của gia chủ để gia chủ được hưởng uy lực sức mạnh vật chất và ý chí của Ngài. Cũng nhờ đó mà được Ngài bảo trợ cho sự nghiệp tăng tiến, đẩy lùi được kẻ tiểu nhân hãm hại…
Các mẫu tượng Đạt Ma cỡ nhỏ như Đạt Ma ngồi thiền, Đạt Ma khất thực… có thể được đặt trên bàn làm việc, đặt trên taplo xe hơi để gia chủ hàng ngày được ngắm Ngài. Được Ngài quảng chiếu ánh sáng trí huệ vô lượng.
| Tham khảo bài viết: Cách chơi tượng gỗ Đạt Ma
Mọi thông tin cần tham khảo vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0983432462. Mỹ nghệ Hinh Mộc hân hạnh được phục vụ!
Hinhmoc.com