Sự thực ít người biết tới về ngày vía Thần Tài

Ngày 10 tháng giêng hàng năm được dân gian quan niệm rằng đây là ngày vía thần tài. Vậy ngày vía Thần Tài là gì? Ứng xử với ngày này ra sao? Mời quý vị, các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Ngày vía và ngày vía Thần Tài

Ngày vía là ngày gì?

Vía là chữ nôm dân gian dùng để chỉ phần hồn, phần tinh anh của con người. Các cụ xưa quan niệm người ta gồm có 2 phần. Phần thể xác và phần hồn vía. Phần thể xác là hình dáng cơ thể, tồn tại hữu hạn còn phần tinh anh, phần hồn vía là phần bất tử, tồn tại cùng thời gian. Người ta chết đi chỉ là sự mất đi về phần thân xác, còn phần hồn vía thì vẫn còn mãi. (Kiều rằng: Những đấng tài hoa/ Chết là thể phách còn là tinh anh – Truyện Kiều)

Như vậy Vía là từ dùng để chỉ phần linh hồn, hồn vía của mỗi người. Ngày vía là ngày mà phần linh hồn từ bỏ thể xác phàm tục để trở về với cõi tinh anh, bất tử.

Dân gian quan niệm, người sống trên đời có 3 hồn 7 vía

Dân gian quan niệm có ngày vía Thần Tài, ngày vía Bồ Tát, ngày vía Di Lặc, ngày vía Quan Công…

Ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài là ngày 10 tháng Giêng hàng năm. Dân gian quan niệm, đó là ngày mà linh hồn vị Thần Tài bay trở về cõi trời.

Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài

Nhắc đến nguồn gốc của ngày Vía Thần Tài là phải nhắc đến câu chuyện truyền thuyết về vị Thần Tài.

Thần Tài là vị Thần Tiên cai quản về việc tài lộc, kinh doanh theo quan niệm của người Trung Hoa và 1 số cư dân Á Đông khác. Người Việt có vị thần bản địa là Thổ Công – Thổ Địa cũng mang ý nghĩa tương tự như  Thần Tài.

Hình ảnh vị Thần Tài theo quan niệm dân gian

Truyện xưa kể rằng, ở 1 khu phố nọ tự dưng xuất hiện 1 ông lão ăn mặc kì quái, hành động cuồng điên. Ông lão chỉ cười cợt trêu đùa, chứ tuyệt nhiên không gây hại đến ai cả. Có nhà buôn nọ làm ăn ế ẩm, thấy ông lão vui vẻ mới mời vào nhà, mang rượu thịt ra đãi 1 bữa.

Kì lạ thay, từ khi ông lão kì quái ngồi vào bàn ăn, thì thực khách từ các nơi cứ nườm nượp kéo tới. Nhà buôn đó mới giữ ông lão tại nhà làm quản gia. Cũng từ đó, cửa hàng nhanh chóng làm ăn phát đạt, có của ăn của để.

Những cửa hàng cửa hiệu xung quanh thấy sự lạ bèn thi nhau mời ông lão cuồng điên về nhà. Ông lão ở nhà nào thì nhà nấy đều được vinh hiển cả.

Một hôm, có người mua tặng ông lão 1 bộ quần áo tươm tất, sạch sẽ. Ông lão mặc áo, đội mũ vào liền như chợt tỉnh lại. Ông chắp tay, cúi đầu chào mọi người rồi từ từ bay lên trời. Ngày đó chính là ngày 10 tháng Giêng.

Sau này, người ta mới biết ông lão kì quặc nọ chính là vị Quan coi ngân khố trên trời. Do rượu say, va đầu vào đá mà bị rơi xuống trần gian. Ai đón được vị Thần Tài ấy về nhà thì lập tức được trở nên thịnh vượng.

Cúng gì cho ngày vía Thần Tài?

Cũng từ truyền thuyết đó, không chỉ người Hoa mà rất nhiều gia đình Việt đều có thờ cúng Thần Tài. Ban thờ Thần Tài được lập ở góc nhà, đặt dưới nền đất đúng theo vị trí ngồi của Thần Tài khi còn ở trần gian. Người ta thờ cúng Thần Tài có thể vào sáng sớm hàng ngày, mùng 1, hôm rằm hàng  tháng. Trong đó, dù bận gì thì bận, người ta đều không thể quên biện 1 mâm cỗ tươm tất để cúng Thần Tài trong ngày vía mùng 10 tháng Giêng.

Một ban thờ Thần Tài phổ biến của các gia đình Việt

Đồ cúng không thể thiếu:

Hương hoa.  (Hương hoa và hoa quả)

Đặt bình hoa bên phía tay phải, đĩa trái cây bên phía tay trái ban thờ Thần Tài. Hoa cắm trong bình là hoa tươi, nên là hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Đĩa trái cây bên trái thì nên bày 5 loại hoa quả (ngũ quả).

Đặt ngoài cùng trên bệ ban thờ Thần Tài 5 chén (ly) nhỏ. Xếp theo hình chữ Thập (+). Phía trước ban thờ, đặt dưới đất 1 chiếc bát tô nhỏ nông lòng. Đổ trong đó xâm xấp nước, có thể thả thêm vài cánh hoa hồng cho thêm phần linh hiển.

Đừng quên bày tượng cóc ngậm tiền bên cạnh ban thờ Thần Tài

Ngày thường thì gia chủ có thể tùy nghi thờ cúng, mùa gì thức nấy. Trong ngày vía Thần Tài, người phía Bắc hay biện 1 con ngỗng hoặc vịt quay để làm món đồ thờ Thần Tài. Đồng bào trong Nam lại thường chọn 1 con cá lóc (cả quả) lớn đem nướng thơm để làm đồ cúng vị Thần của tài lộc, thịnh vượng.

Làm gì trong ngày vía Thần Tài để thêm phần tài lộc, vinh hiển?

Với quan niệm ngày vía Thần Tài là ngày thiêng, ngày đặc biệt tốt lành cho việc kinh doanh, buôn bán. Chính vì vậy, đa số người Việt thường chọn ngày vía Thần Tài để mua vàng, mua đá quý… Người ta quan niệm, rước về 1 lượng vàng, 1 món đồ tài lộc sẽ khiến cho cả năm được thịnh vượng, sung túc.

Điều này đã trở nên quen thuộc, thành truyền thống trong tâm thức của đa số người Việt. Vô hình chung, thói quen này lại làm cớ cho các cơ sở bán vàng bạc đá quý có điều kiện tăng giá bán 1 cách vô tội vạ.

Chúng tôi có tham khảo ý kiến của 1 số nhà văn hóa, nhà phong thủy học có tiếng, theo đó thì họ nhận định. Ngày vía Thần Tài không cứ là phải đổ xô đi mua vàng bạc. Khách có thể bỏ tiền ra mua 1 món đồ mang ý nghĩa tài lộc, lấy may.

Tượng Di Lặc để xe
Có thể rước về 1 bức tượng Di Lặc kéo bao tiền chứ không nhất thiết phải mua vàng bạc trong ngày Thần Tài

Đồ đó có thể là 1 cụ cóc ngậm tiền phong thủy, 1 bức tranh thuận buồm xuôi gió, 1 cây cảnh bonsai, 1 chậu kiểng kim tiền…

Nhiều nhà phong thủy cũng nhấn mạnh. Trong ngày vía Thần Tài, gia chủ nên phát tâm công đức, giúp đỡ người nghèo, cúng dường chư Phật… Đó mới là kế lâu dài để đời đời, bền vững.

Trên đây là 1 số chia sẻ của chúng tôi về ngày Vía Thần Tài cũng như cách ứng xử phù hợp trong ngày đặc biệt này. Quý vị, các bạn chỉ nên coi những thông tin trên mang ý nghĩa tham khảo. Mọi thông tin cần tham khảo, tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0983432462, 0908432462. Mỹ nghệ Hinh Mộc hân hạnh được phục vụ!

Hinhmoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *