Đánh giá về Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng

Trần Quốc Tảng

Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng là nhân vật đặc biệt dưới thời nhà Trần. Trải qua độ lùi của lịch sử, cũng cần phải nhìn nhận và đánh giá 1 cách khách quan về Người.

Thân thế Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng

Trần Quốc Tảng (sinh năm 1252 mất năm 1313) là con trai thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. 

Nối chí cha, ngay từ nhỏ Quốc Tảng đã giỏi giang việc võ bị. Ông được vua Trần Nhân Tông sai cùng với cha mình chỉ huy quân dân Đại Việt chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.

Sau 2 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, vua gia phong ông làm Hưng Nhượng Vương, tiết độ sứ.

Các sách sử chép lại, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng do không hòa hiếu với cha nên bị cha mình là Trần Quốc Tuấn giận mà đày ra cửa biển Suất Ty (nay thuộc Quảng Ninh).

Vương quản lý đất đai, dạy dân làm ăn ở vùng này và cũng mất tại đó. Đến nay, đền Cửa Ông nơi thờ ông vẫn quanh năm được hương khói.

Tượng đài Đức Ông Trần Quốc Tảng tại Cẩm Phả – Quảng Ninh

Khí phách Hưng Nhượng Vương – Trần Quốc Tảng

Bi kịch gia đình

Nhắc tới khí phách của Trần Quốc Tảng là phải kể tới bi kịch gia đình ông. Trong đó những người phải chịu oan khuất chính là cha và ông nội của ông.

Ông nội của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng là Trần Liễu. Trần Liễu là anh cả của vua Trần Thái Tông. Do vua Trần Thái Tông không có con mà thái sư Trần Thủ Độ (người nắm thực quyền trong triều Trần) ép Trần Liễu phải nhường vợ cho nhà vua. (Như vậy vua Trần Thái Tông lấy chị dâu của mình). Điều này khiến Trần Liễu phẫn uất. Trần Liễu huy động quân sỹ làm cuộc binh biến. Cuộc binh biến không thành. Vua Trần Thái Tông thương anh nên không lỡ bắt phạt.

Tuy nhiên, Trần Liễu vẫn nuôi mộng báo thù. Sử sách ghi lại, trước khi mất, ông căn dặn Trần Quốc Tuấn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.

Xem thêm bài viết về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn

Chí lớn Trần Quốc Tảng

Sử ghi lại, ngay từ thiếu thời, Quốc Tảng đã chịu khó văn ôn võ luyện. Ông trở thành tướng lĩnh quân sự xuất sắc thời Trần. Khi giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2, ông cùng cha và các anh mình trực tiếp chỉ đạo quân dân Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược lần 2 của giặc Nguyên Mông.

Quốc Tảng được phong vương, tiết độ sứ. (Theo tục lệ nhà Trần thì con trưởng của vương mới được phong vương, các con thứ chỉ được phong hầu. Quốc Tảng là con thứ mà vẫn được phong Vương chứng tỏ công lao của ông phải hiển hách nên mới được đặc cách như vậy). Cũng không rõ, quyền lợi của tước “Tiết độ sứ” đến đâu, nhưng chắc chắn là phải ngang tầm với cán bộ quản lý cả 1 vùng kinh tế như ngày nay. Còn nhớ, trước đây Ngô Quyền được phong Tiết Độ Sứ nhưng ông không phục mà tự xưng Vương.

Sau, có thể do cha con bất hòa mà Trần Quốc Tảng ra vùng Hải Ninh, nay thuộc Quảng Ninh mà lập ấp, dưỡng dân. Công lao của ông tại đây là không nhỏ. Vì thế nhân dân mới dựng đền thờ ông tại Đền Cửa Ông (Cẩm Phả ngày nay). Nhiều vùng quê khác như Hải Dương, Ninh Bình… cũng có đền thờ ông để quanh năm hương khói.

Phía sau đền thượng tại Đền Cửa ông là ngôi mộ được dân gian coi là nơi chôn cất Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng

Giải oan cho Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng

Trần Quốc Tảng có thực sự muốn thoán nghịch?

Nhiều người khi đánh giá về Trần Quốc Tảng vẫn giữ luận điểm rằng ông là người bất trung. Khi nuôi chí lớn để soán ngôi vua, dựng lại cơ nghiệp.

Điều này xuất phát từ sách Đại Việt Sử Ký toàn thư, sách chép rằng: Khi nhắc lại thù nhà xưa, Trần Quốc Tuấn có hỏi Quốc Tảng ý thế nào, Quốc Tảng có trả lời rằng: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”. – Ý nói cha nên tận dụng cơ hội là lên làm Vua.

Vì câu nói này mà Trần Quốc Tuấn giận Quốc Tảng toan đem giết đi. Trần Quốc Tuấn mắng ông là đồ thoán nghịch. Sau nhờ các anh em nói đỡ mà Trần Quốc Tuấn không giết nhưng có dặn rằng: “Sau khi ta chết, nhớ đóng quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào kêu khóc”.

Tượng Trần Quốc Tuấn
Đức Thánh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Cũng trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Trần Quốc Tuấn 1 lần cho gọi 2 gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng đến để dò hỏi về câu căn dặn của cha mình về việc lấy lại Thiên Hạ. 2 người gia nô có nói rằng:  “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi”

Quốc Tuấn cho rằng câu nói đó trúng ý mình. Cảm động mà phát khóc.

Đánh giá Trần Quốc Tảng là thoán nghịch là không xác đáng

Theo chúng tôi, bi kịch gia đình của Trần Quốc Tuấn, Quốc Tảng là có thực. Tuy nhiên, quan niệm Trần Quốc Tảng bất trung là không có lý.

Quy cho ông là bất trung chỉ vì 1 câu nói trong sách sử là không hợp tình lẫn hợp lý. Những câu nói trên của Quốc Tảng và Trần Quốc Tuấn chỉ được coi là điển tích trong dân gian. Đã là điển tích trong dân thì có thể đúng, có thể sai. Sử sách ghi lại điều này là cố tình nhấn mạnh đến tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn.

Việc Trần Quốc Tuấn nhắc lại thù xưa để dò hỏi xem ý kiến có nên làm phản không cho 2 người gia nô là điều thậm vô lý. Nếu việc này bị lộ ra thì tai họa sẽ giáng xuống là vô cùng kinh khủng. Không ai dại gì mà đem chuyện quan trọng đến vậy bàn với 2 người gia nô trong nhà cả.

Những chuyện Quốc Tuấn dò hỏi ý chí của các con mình liên quan đến việc thoán ngôi. Cho dù là có thật thì cũng là chuyện nội bộ gia đình. Không thể lọt ra ngoài để người làm sử ghi lại được.

Hơn nữa, nếu Quốc Tảng có ý đồ thoán nghịch thì triều đình chắc chắn sẽ không phong vương cho ông, cũng không dễ dàng giao cho ông chức Tiết Độ Sứ để dễ dàng hành động được.

Do vậy, tri ân Đức Thánh Trần Hưng Đạo nhưng cũng không thể quên được vai trò, đặc biệt là cũng không nên làm giảm đi bản lĩnh nhân cách của Trần Quốc Tảng – con trai ông.

Hinhmoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *